Điện - Điện tử

Hướng dẫn lắp mạch kiểm soát điện 3 pha ngăn ngừa hỏng thiết bị điện

Sự mất pha của động cơ điện gây nguy cơ gì cho động cơ? Khi một trong ba dây điện 3 pha dẫn đến một mô tơ 3 pha không còn phân phối điện áp đến mô tơ, thì mô tơ sẽ mất một pha. Mất một pha là hoạt động của mô tơ được thiết kế để hoạt động trên ba pha chỉ còn hai pha do một pha bị mất. Đó là tình trạng lớn nhất của sự không cân bằng điện áp. Mất pha xảy ra khi một pha bị hở hoặc ở trên nguồn sơ cấp hoặc thứ cấp của hệ thống phân phối điện. Điều này có thể xảy ra khi một cầu chì bị đứt có một lỗi về cơ khí trong thiết bị đóng ngắt, hoặc do sét phá hủy một trong các đường dây. Một mô tơ 3 pha chạy trên 2 pha sẽ tiếp tục chạy trong hầu hết các ứng dụng. Vì thế, sự mất pha có thể đi đến chỗ không nhận biết được trên hầu hết các hệ thống trong một thời gian đủ dài làm cháy mô tơ. Khi sự mất pha xảy ra, thì mô tơ sẽ sử dụng tất cả dòng điện của nó từ hai dây nguồn. Đo điện áp tại mô tơ thường sẽ không biết được tình trạng bị mất pha. Cuộn dây hở trong mô tơ phát ra một điện áp hầu như bằng với điện áp pha bị mất. Trong trường hợp này, cuộn dây hở hoạt động như cuộn thứ cấp của một máy biến áp, và hai cuộn dây được bắt vào nguồn hoạt động như cuộn sơ cấp. Sự mất pha có thể được giảm bớt bằng cách dùng cầu chì hai phần tử có kích cỡ thích hợp và bằng cách dùng đúng loại kích cỡ phần tử nung nóng. Trong các mạch điện của mô tơ, hoặc các loại mạch điện khác mà trong đó tình trạng mất pha có thể không được phép tồn tại ngay cả với thời gian ngắn, một thiết bị điện tử nhận biết sự mất pha được sử dụng để biết được mất pha. Khi phát hiện một sự mất pha, thì bộ giám sát điện tử kích hoạt một bộ các tiếp điểm để nhả cuộn dây bộ khởi động. Người sửa chữa có thể quan sát sự cháy đen trên một trong các cuộn dây 3 pha, nó xảy ra khi một mô tơ bị hư khi mất pha.   Mất pha gây cháy và biến dạng nghiêm trọng đến 1 cuộn dây pha (Nối tam giác). Cuộn dây trải qua tình trạng mất pha sẽ cho thấy sự hư hỏng rõ ràng và nhanh chóng, bao gồm việc mất lớp cách điện của một cuộn dây. Sự mất pha được phân biệt so với sự không cân bằng điện áp dựa vào mức độ nghiêm trọng của hư hỏng. Sự không cân bằng điện áp gây ít vết cháy đen hơn (nhưng thường nhiều trên cuộn dây) và ít hoặc không có sự biến dạng. Mất pha gây cháy và biến dạng nghiêm trọng đối với cuộn dây một pha.   Vậy để nhận biết sớm và đề phòng hỏng thiết bị khi mất pha như nào?   Báo động khi 1 trong 3 pha bị mất.   Báo động, không cho phép motor 3 pha hoạt động khi mất 1 trong 3 pha. Hẹn giờ cho motor hoạt động. Đặc điểm: * Dùng cho máy bơm 3 pha, máy bơm công suất lớn. * Tự động bật và tắt theo lịch trình cài đặt sẵn. * Báo động (hú còi) khi mất 1 trong 3 pha. * Không cho phép motor hoạt động khi mất 1 trong 3 pha.   Báo động, không cho phép motor 3 pha hoạt động khi mất 1 trong 3 pha. Hẹn giờ cho motor hoạt động. Ngắt máy bơm khi nước đầy bể trên hoặc cạn bể dưới.   Báo động, không cho phép motor 3 pha hoạt động khi mất 1 trong 3 pha. Hẹn giờ cho motor hoạt động. Ngắt mạch khi máy bơm quá tải. (Sử dụng Rơ le nhiệt).

Xem chi tiết

Cách lắp hẹn giờ cho máy bơm nước

Hướng dẫn lắp bộ hẹn giờ cho máy bơm nước 1 pha, máy bơm có công suất cao, máy bơm 3 pha. Tự động bật, tự động tắt theo lịch trình cài đặt sẵn. Lưu ý: Không nên cài đặt liên tục bật và tắt nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn. Công tắc hẹn giờ lắp tủ điện, đèn điện, biển quảng cáo, máy bơm nước kawasan TS17C   Hẹn giờ tắt mở cho máy bơm 1 pha công suất nhỏ. (<350W): Hẹn giờ tắt mở cho máy bơm 1 pha công suất lớn. (>350W): Hẹn giờ tắt mở cho máy bơm 3 pha: Link mua sản phẩm: Mua phao điện: Phao điện chống tràn, cạn bể nước Siron Sr-FSW rơ le đổi nguồn 12 - 24v: Relay chuyển nguồn an toàn 220V-12V cho phao điện chống cạn, chống tràn SR-SR11 Bài viết liên quan: PHẦN 1: Sơ đồ mạch máy bơm nước 2 chế độ bằng tay và tự động dùng khởi động từ PHẦN 2: Sơ đồ lắp 2 phao điện 1 bể 2 mức nước thấp và cao điều khiển máy bơm PHẦN 3: Cách đấu phao điện chống cháy máy bơm, tự động bơm nước cho bể ngầm và bể chứa trên PHẦN 4: Hướng dẫn lắp máy bơm nước dùng chung cho nhiều nơi và dùng một máy bơm cho nhiều vị trí PHẦN 5: Cách lắp đặt phao điện chống cạn dùng nguồn 12V-24VDC máy bơm 1 pha PHẦN 6: Cách lắp phao điện chống cạn cho máy bơm nước công suất lớn hơn 750W PHẦN 7: CÁCH LẮP PHAO ĐIỆN CHO MÁY BƠM 3 PHA CÔNG SUẤT LỚN TẠI GIA ĐÌNH PHẦN 8: Cách lắp hẹn giờ cho máy bơm nước

Xem chi tiết

CÁCH LẮP PHAO ĐIỆN CHO MÁY BƠM 3 PHA CÔNG SUẤT LỚN TẠI GIA ĐÌNH

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH LẮP ĐẶT QUA HÌNH ẢNH TRỰC QUAN CỤ THỂ Những thiết bị cần thiết: Công tắc tơ (Contactor) 3 pha đủ để tải được máy bơm cần lắp đặt. Phao điện   Sơ đồ nguyên lý lắp đặt phao điện tự động cho máy bơm 3 pha   Phao điện có dây đen là dây chung nên chúng ta cấp nguồn vào thì cũng nên cấp vào 2 dây xanh và nâu để tránh khi phao điện ở trạng thái đối nghịch sẽ có điện ở đầu không dùng. Tất nhiên là nó không ảnh hưởng gì rồi, vì đầu thừa mình đã quấn băng dính, nhưng phòng trường hơn khác.   Sơ đồ nguyên lý lắp đặt phao điện tự động cho máy bơm 3 pha công suất lớn: Sơ đồ nguyên lý lắp đặt phao điện tự động cho nhiều máy bơm 3 pha hoạt động cùng lúc Sơ đồ nguyên lý lắp đặt phao điện tự động cho nhiều máy bơm 3 pha hoạt động luân phiên Link mua sản phẩm: Mua phao điện: Phao điện chống tràn, cạn bể nước Siron Sr-FSW rơ le đổi nguồn 12 - 24v: Relay chuyển nguồn an toàn 220V-12V cho phao điện chống cạn, chống tràn SR-SR11 Bài viết liên quan: PHẦN 1: Sơ đồ mạch máy bơm nước 2 chế độ bằng tay và tự động dùng khởi động từ PHẦN 2: Sơ đồ lắp 2 phao điện 1 bể 2 mức nước thấp và cao điều khiển máy bơm PHẦN 3: Cách đấu phao điện chống cháy máy bơm, tự động bơm nước cho bể ngầm và bể chứa trên PHẦN 4: Hướng dẫn lắp máy bơm nước dùng chung cho nhiều nơi và dùng một máy bơm cho nhiều vị trí PHẦN 5: Cách lắp đặt phao điện chống cạn dùng nguồn 12V-24VDC máy bơm 1 pha PHẦN 6: Cách lắp phao điện chống cạn cho máy bơm nước công suất lớn hơn 750W PHẦN 7: CÁCH LẮP PHAO ĐIỆN CHO MÁY BƠM 3 PHA CÔNG SUẤT LỚN TẠI GIA ĐÌNH PHẦN 8: Cách lắp hẹn giờ cho máy bơm nước

Xem chi tiết

Các loại ổ cắm và phích cắm điện đang được sử dụng trên thế giới

  Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng 15 kiểu phích cắm và ổ cắm điện tương ứng. Mỗi kiểu phích cắm, ổ cắm có hình dáng, cấu trúc khác nhau và được đặt tên theo các ký tự alphabet, bắt đầu bằng chữ cái A, B, C,…, O. Tên gọi này do Cơ quan quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ ban hành và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới như một chuẩn để gọi tên các loại phích cắm và ổ cắm điện. Xác định nhu cầu trong tương lai bạn sẽ dễ dàng chọn ổ cắm cho căn nhà của bạn. Ví dụ bạn chọn cho nhà xưởng, hoặc hệ thống máy văn phòng cho công ty thì thường sử dụng những thiết bị có phích cắm chuẩn F. Vậy mỗi loại phích cắm được phân biệt như thế nào? Đặc điểm ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.     Kiểu A: Sử dụng chủ yếu tại Mỹ, Mexico, Nhật Bản, ... Phích/ổ cắm điện kiểu A được sử dụng chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,… Đây là kiểu phích cắm 2 chấu không nối đất, mỗi chấu là 1 thanh kim loại phẳng song song với nhau. Phích cắm điện kiểu A được phát minh vào năm 1904 bởi Harvey Habbell II (1857-1927) và còn được gọi là phích cắm NEMA 1-15 (tiêu chuẩn phân loại kết nối điện). Phích cắm có 2 lá kim loại mỏng có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm, dày 1,5mm và khoảng cách giữa 2 lá kim loại (chấu, lưỡi cắm) là 12,7mm. Tuy nhiên, 2 chấu của phích cắm có chiều rộng không bằng nhau, một chấu sẽ có phần đầu rộng hơn so với chấu còn lại. Cụ thể, chấu nối với dây trung tính (dây nguội) sẽ có chiều ngang là 7,9mm và chấu nối với dây nóng sẽ có chiều ngang là 6,3mm. Do đó, phích cắm kiểu A chỉ có 1 cách cắm vào ổ điện. Phích cắm kiểu A có cường độ dòng điện định mức là 15A. Phích cắm điện kiểu A và kiểu B đều có 2 chấu bằng kim loại phẳng với 2 lỗ tròn ở đầu mỗi chấu. Tuy nhiên, tại sao lại có các lỗ tròn này? Nếu các bạn tháo ổ cắm điện kiểu A hoặc kiểu B ra và nhìn vào ngàm bên trong, nơi mà chấu của phích cắm trượt vào, các bạn sẽ thấy có một phần nhô lên cao. Phần lồi này sẽ vừa vặn với lỗ tròn trên đầu chấu để phích cắm có thể được giữ trong ổ cắm chặt hơn, ngăn chặn việc phích cắm sẽ trượt ra khỏi ổ cắm. Đồng thời, phần lồi lên cho phép 2 chấu điện tiếp xúc với thanh kim loại bên trong tốt hơn. Một nguyên nhân khác là do nhiều nhà sản xuất sẽ dùng lỗ trên đầu chấu điện để gắn tag niêm phong thiết bị lại như một cách để nói với người dùng rằng “đây là hàng mới 100% chưa qua sử dụng.” Nguyên nhân cuối cùng là do phần lỗ trên sẽ tiết kiệm được 1 lượng nguyên liệu, và nếu sản xuất trên quy mô công nghiệp thì dù ít nhưng vẫn vẫn có thể tiết kiệm được phần nào giá thành sản xuất. Một điều lưu ý là nếu phích cắm chỉ cắm một nửa chiều dài chấu vào ổ điện, một nửa chấu còn lại vẫn nằm ở bên ngoài thì nó chắc chắn đã có điện. Tuy khoảng cách trên là khá nhỏ so với ngón tay người nhưng tỷ lệ bị điện giật là vẫn có thể xảy ra nên hãy cẩn thật hết mức có thể khi sử dụng điện.   Kiểu B: Sử dụng chủ yếu tại Mỹ, Mexico, Nhật Bản, ... Tương tự như phích cắm kiểu A, kiểu B cũng được sử dụng chủ yếu Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,… Đây là kiểu phích cắm 3 chấu được phát triển theo tiêu chuẩn NEMA 5-15. Nó có 2 chấu bằng kim loại phẳng dày 1,5mm, cách nhau 12,7mm, có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm và chiều rộng 6,3mm. Chấu thứ 3 là một thanh kim loại hình trụ có đường kính 4,8mm hoặc cũng có thể có mặt cắt bán nguyệt. Chấu thứ 3 này dài hơn 2 chấu phẳng 3,2mm để đảm bảo thiết bị được nối đất trước khi 2 chấu còn lại có điện. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 11,9mm. Phích cắm kiểu B có định mức là 15A. Tại nhiều nơi, do người dùng chưa có điều kiện trang bị hệ thống điện có nối đất nên họ thường bẻ chấu nối đất bỏ đi và sử dụng bình thường như phích cắm 2 chấu.   Kiểu C: Sử dụng nhiều trên thế giới. Phích cắm kiểu C là kiểu phích cắm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Đây là kiểu phích cắm 2 chấu không nối đất. 2 chấu được tạo nên từ 2 thanh kim loại hình trụ tròn. Theo tiêu chuẩn, mỗi chấu có đường kính 4mm, khoảng cách giữa chân 2 chấu là 18,6mm và khoảng cách giữa đầu 2 chấu là 17,5mm. Từ chân của chấu điện được phủ một lớp cách điện có chiều dài 10mm. Do thiết kế bóp lại ở phía đầu nên phích cắm kiểu C có thể được sử dụng một cách linh hoạt với các ổ cắm có khoảng cách giữa 2 lỗ là 17,5 – 19 mm và đường kính mỗi lỗ từ 4 đến 4,8mm. Phích cắm kiểu C thường được sử dụng cho các thiết bị hạng II với định mức dưới từ 2,5A trở xuống. Phích cắm kiểu C được sử dụng phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các nước châu Âu ngoại trừ Anh, Ireland, Cộng hòa Sip và Malta. Ngày nay, tiêu chuẩn an toàn điện tại nhiều quốc gia ngày càng được cải thiện nên ổ cắm kiểu C đang dần trở nên lạc hậu do không có nối đất. Tuy nhiên, nó vẫn còn được sử dụng rất phổ biến tại những khu vực đang phát triển vốn cơ sở hạ tầng điện còn chưa được hoàn thiện. Dù vậy, phích cắm kiểu C vẫn có thể sử dụng cho phích cắm kiểu E, F, J, K và N.   Kiểu D: Sử dụng phổ biến tại Ấn Độ và Nepal. Phích cắm kiểu D được sử dụng hết sức phổ biến tại Ấn Độ và Nepal. Ấn Độ là quốc gia đã chuẩn hóa kiểu phích cắm này dựa trên tiêu chuẩn British Standard 546. Phích cắm kiểu C có 3 chấu điện hình trụ tròn, xếp theo hình tam giác. Chấu ở giữa nối đất có chiều dài 20,6mm và có đường kính là 7,1mm. 2 chấu còn lại có chiều dài 14,9 mm, đường kính 5,1mm và dài 14,9mm, cách nhau 19,1mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất đến 2 chấu còn lại dài 22,2mm. Phích cắm kiểu D có định mức là 5A. Phích cắm kiểu D được đánh giá là 1 trong những loại phích cắm nguy hiểm nhất thế giới. Nguyên nhân là do chấu điện không có phần chân cách điện (như kiểu C, G, I, L hoặc N). Điều này có nghĩa là nếu bạn cắm 1 nửa chấu vào trong ổ điện, 1 nửa chấu còn ở bên ngoài thì khả năng vô tình chạm phải là khá cao do chiều dài của chấu lớn, đủ để lọt ngón tay của trẻ em vào.   Kiểu E: Sử dụng chủ yếu tại Pháp, Bỉ, Ba Lan, Cộng hòa Szech, Slovakia, Tunisia và Ma Rốc. Được sử dụng chủ yếu tại Pháp, Bỉ, Ba Lan, Cộng hòa Szech, Slovakia, Tunisia và Ma Rốc. Đây là kiểu phích cắm được Pháp và Bỉ chuẩn hóa từ ổ cắm kiểu F (được sử dụng tại Đức và một số khu vực thuộc châu Âu). Đây là kiểu phích cắm 2 chấu có nối đất, mỗi chấu hình trụ tròn có chiều dài 14mm và đường kính 4,8mm. Phích cắm kiểu E cũng tương tự như kiểu C, nhưng khác biệt lớn nhất là có thêm một lỗ nối đất ở phía trên, khi cắm vào ổ cắm, lỗ này sẽ ăn khớp với chấu nối đất gắn chặt trong ổ cắm điện. Chấu này có chiều dài 19mm, đường kính 4,8mm và cách 2 chấu tiếp điện 10 mm. Nhằm thu hẹp sự khác biệt giữa ổ cắm kiểu E và kiểu F, người ta đã phát triển thêm 2 mảnh kim loại ở phía trên và bên dưới phích cắm kiểu E (phích cắm CEE 7/7 theo chuẩn châu Âu) để nó có thể đảm bảo chức năng nối đất khi cắm vào ổ cắm kiểu F. Hiện nay, phần lớn các phích cắm kiểu E mà các bạn thấy trên thị trường đều được chế tạo theo kiểu nói trên. Phích cắm kiểu E có địng mức là 16A. Trên mức này, thiết bị phải được nối đất vĩnh viễn hoặc phải kết nối với đầu nối chịu được tải cao hơn như phích cắm IEC 60309. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng với ổ cắm kiểu E.   Kiểu F: Sử dụng chủ yếu tại nhiều nước như Đức, Áo, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và khu vực Đông Âu. Phích cắm kiểu F được sử dụng phổ biến tại nhiều nước, đại diện như Đức, Áo, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và khu vực Đông Âu. Phích cắm kiểu F thường được gọi là CEE 7/4 và còn có tên gọi khác là “Phích cắm Schuko”, một cách viết tắt từ chữ “Schutzkontakt”, một chữ tiếng Đức có nghĩa là “tiếp xúc được bảo vệ” hoặc “tiếp xúc an toàn”. Kiểu phích cắm này được thiết kế tại Đức ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Bằng sáng chế được trao vào năm 1926 cho Albert Büttner, một hãng sản xuất thiết bị điện tử tại Bavarian thuộc miền nam nước Đức. Phích cắm kiểu F có cấu trúc tương tự như kiểu C và kiểu E với 2 chấu hình trụ tròn và 2 lá kim loại tiếp đất ở bên trên và bên dưới. Mỗi chấu có đường kính 4,8mm, dài 19mm và cách nhau 19mm. Khoảng cách giữa 2 lá kim loại nối đất dào 16mm. Phích cắm kiểu F có định mức là 16A. Trên mức này, thiết bị phải được nối đất vĩnh viễn hoặc phải kết nối với đầu nối chịu được tải cao hơn như phích cắm IEC 60309. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng với ổ cắm kiểu F.   Kiểu G: Sử dụng chủ yếu tại Anh, Ireland, Cộng hòa Síp, Malta, Malaysia, Singapore và Hong Kong. Phích cắm kiểu G được sử dụng chủ yếu tại Anh, Ireland, Cộng hòa Síp, Malta, Malaysia, Singapore và Hong Kong. Đây là kiểu phích cắm 3 chấu, mỗi chấu có hình hộp chữ nhật. Chấu nối đất ở giữa có kích thước 4x8x22,7mm. 2 chấu còn lại có kích thước 4×6,35×17,7mm và cách chấu ở giữa nhau 22,2mm. Khoảng cách từ chấu ở giữa với 2 chấu còn lại là 22,2mm. Tại chân mỗi chấu được phủ một lớp cách điện dài 9mm dọc thân chấu để đảm bảo an toàn trong trường hợp phích bị cắm nửa trong nửa ngoài vào ổ cắm. Với thiết kế các chấu hình hộp như trên nên phích cắm kiểu G không thể cắm vào ổ cắm kiểu C và ngược lại. Do đó, người ta thường sử dụng thêm một đầu nối để chuyển phích kiểu G thành kiểu C dù cách làm này dĩ nhiên là không đảm bảo tính an toàn do không có nối đất. Tại Anh, các ổ cắm điện tại nhà thường được lắp đặt theo kiểu mạch vòng và được bảo vệ bởi CB 32A. Đây là hệ thống điện rất ít khi sử dụng tại những nước khác và đòi hỏi phải có cầu chì trong phích cắm. Do đó, một số thiết bị nhỏ, như sạc điện thoại, laptop thường có thêm cầu chì 3A bên trong phích cắm. Các thiết bị lớn hơn như máy pha cà phê, trong phích cắm thường có cầu chì 13A. Phích và ổ cắm kiểu G bắt đầu xuất hiện vào năm 1946 và phổ biến vào năm 1947. Vào cuối những năm 1950, nó được thay thế dần bằng ổ và phích cắm kiểu D trong những thiết bị mới sản xuất tại Anh. Cho tới cuối thập niên 1960, hầu hết các thiết bị điện đều được thay thế bằng tiêu chuẩn mới này. Đồng thời, ổ cắm kiểu G trên tường luôn đi kèm với công tắc để tăng cường thêm độ an toàn. Rõ ràng hệ thống điện tại Anh là một trong những hệ thống an toàn nhất thế giới nhưng cũng không kém phần phức tạp, rườm rà. Một số người thường nói đùa rằng thậm chí phích cắm tại Anh còn lớn hơn cả những thiết bị điện sử dụng nó.   Kiểu H: Sử dụng độc quyền tại Israel và Palestine. Đây là kiểu phích cắm nối đất 16A được sử dụng độc quyền tại Israel và Palestine. Phích cắm kiểu H có 3 chấu trụ tròn, đường kính 4,5mm, dài 19mm và tạo thành 1 hình tam giác đỉnh hướng xuống. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 9,5 mm. Khoảng cách giữa 2 chấu tiếp điện là 19mm. Phích cắm kiểu C có thể được sử dụng cho ổ cắm kiểu H. Hồi trước năm 1989, Israel vẫn còn sử dụng phích cắm với các chấu kiểu lá kim loại phẳng tương tự như kiểu A và B. Những ổ cắm điện được sản xuất vào năm 1989 đều chấp nhận cả chấu kiểu phẳng lẫn kiểu tròn. Ổ cắm kiểu H không tương thích với phích cắm kiểu E hoặc F do đường kính của lỗ cắm nhỏ hơn phích kiểu E/F 0,3mm. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng cắm vào thì sẽ vẫn vừa vặn những dĩ nhiên là sẽ khá khó khăn. Bên cạnh đó, phích cắm kiểu H cũng là 1 trong những phích cắm nguy hiểm nhất thế giới do phần chân của chấu cắm không được phủ lớp cách điện.       Kiểu I: Sử dụng chủ yếu tại Úc, New Zealand, Papua, New Guinea, Trung Quốc và Argentian. Phích cắm kiểu I được sử dụng chủ yếu tại Úc, New Zealand, Papua New Guinea, Trung Quốc và Argentina. Đây là phích cắm với 3 chấu đều là những lá kim loại dày 1,6mm, 2 chấu ở phía trên được bố trí nghiên 1 góc 30 độ so với phương thẳng đứng tạo thành hình chữ V ngược. Mỗi chấu dài 17,3mm, rộng 6,3mm và cách nhau 13,7mm (tính từ tâm). Chấu ở trung tâm bên dưới được nối đất, dày 1,6mm, rộng 6,3mm nhưng dài tới 20mm và cách 2 chấu còn lại 10,3mm (tính từ tâm). Một biến thể khác của phích kiểu I không có chấu nối đất mà chỉ có 2 chấu tiếp điện chữ V ngược. Tuy nhiên, kể từ năm 2004 thì toàn bộ phích kiểu chữ I đều phải có nối đất và có lớp phủ cách điện ở chân chấu. Phích kiểu I có định mức là 10A. Tuy nhiên, bộ phích/ổ cắm kiểu I vẫn có phiên bản định mức 15A nhưng chấu nối đất to hơn hơn với chiều rộng 8mm (thay vì 6,3mm). Do đó, phích kiểu I tiêu chuẩn vẫn cắm vừa ổ cắm kiểu I 15A nhưng ngược lại thì không được. Ngoài ra, phích cắm kiểu I của Trung Quốc có chấu tiếp đất dài hơn so với của Úc 1mm và được bố trí ở phía trên thay vì bên dưới.   Kiểu J: Sử dụng chủ yếu tại Thụy Sĩ và Liechtenstein. kiểu J hầu như chỉ được sử dụng tại Thụy Sĩ và Liechtenstein. Đây là kiểu ổ cắm được Thụy Sĩ chuẩn hóa riêng với cấu trúc tương tự như kiểu C nhưng có thêm chấu nối đất. Phích cắm kiểu J có 3 chấu đường kính 4mm, dài 19mm. Chân mỗi chấu cũng được phủ một lớp cách điện dài 10mm tuy nhiên những phiên bản cũ hơn của phích kiểu J có thể không được phủ lớp cách điện này. Phích cắm điện kiểu J trông rất giống như kiểu N của Brazil nhưng không thể nào tương thích với ổ cắm kiểu N do khác nhau vị trí của chấu nối đất. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng cho ổ cắm kiểu J.   Kiểu K: Sử dụng phổ biến ở Đan Mạch và Greenland. Kiểu K được sử dụng phổ biến ở Đan Mạch và Greenland. Khác với kiểu E, chấu nối đất của kiểu K không nằm trên phích cắm mà được tích hợp trong ổ cắm. Chấu nối đất có tiết diện chữ U, dài 14 mm, dày 4 mm và có đường kính 6,5 mm. 2 chấu tiếp điện còn lại có dạng trụ tròn, đường kính 4,8 mm, dài 19 mm và cách nhau 19 mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 13 mm. Phích cắm kiểu K có định mức 16A. Mặc dù các ổ cắm ở Đan Mạch sẽ tương thích với các phích kiểu C, E và F nhưng không có kết nối đất trong các phích cắm. Do số lượng lớn các mặt hàng điện tử nhập khẩu từ Châu Âu trang bị phích cắm kiểu E/F nên Chính phủ Đan Mạch đã ban hành luật tích hợp thêm ổ cắm kiểu E và F trên các ổ cắm tại Đây. Vì vậy, trong tương lai, tiêu chuẩn kiểu F và E sẽ dần thay thế cho các ổ cắm kiểu K từ trước đến nay ở Đan Mạch.   Kiểu L: Hầu như chỉ được sử dụng ở Ý, Chile và một số nơi ở Bắc Phi. Kiểu L hầu như chỉ được sử dụng ở Ý, Chile và một số nơi ở Bắc Phi. Ổ cắm điện kiểu L bao gồm hai biến thể khác nhau với định mức lần lượt là 10 và 16A. Cả hai biến thể này đều có phích cắm 3 chấu tròn đặt thẳng hàng. Chúng khác nhau về đường kính và khoảng cách giữa các chấu và do đó hoàn toàn không thể sử dụng qua lại. Kiểu L 10 A có ba chấu trụ tròn với đường kính 4mm, chiều dài 19mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất với 2 chấu còn lại là 9,5mm. Ổ cắm kiểu L 10 A có thể nhận phích cắm kiểu C. Phích kiểu L 16 A có 3 chấu trụ tròn đường kính 5mm, chiều dài 19mm. Khoảng cách giữa đường trung tâm và chấu trung hòa là 26mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất với 2 chấu còn lại là 13mm. Ngày nay, có hai kiểu ổ cắm chung được sử dụng. Kiểu thứ nhất được gọi là ổ cắm bipasso, được sử dụng rất rộng rãi. Nó có thể sử dụng cho phích cắm kiểu L và kiểu C. Kiểu ổ cắm thứ hai là bipasso-Schuko cho phép sử dụng với phích kiểu E lẫn F.   Kiểu M: Sử dụng hầu hết ở Nam Phi, Swaziland và Lesotho. Kiểu M được sử dụng hầu hết ở Nam Phi, Swaziland và Lesotho. Đây là phích cắm tương tự như kiểu D hình tam giác của Ấn Độ nhưng nó có 3 chấu trụ tròn. Chấu nối đất dài 28,6mm và có đường kính 8,7mm. 2 chấu còn lại có đường kính 7,1mm và dài28,6 mm, cách chấu nối đất 25,4mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu tiếp điện là 28,6mm. Biến thể phích cắm kiểu M ở Nam Phi thường có thêm lớp cách điện được gắng trên chấu (để ngăn không cho tai nạn xảy ra khi phích chỉ được cắm một phầnở chân chấu. Ở Ấn Độ, Sri Lanka và Nepal, mặc dù kiểu D được sử dụng rộng rãi nhưng một số thiết bị lớn vẫn sử dụng kiểu M. Một số ổ cắm ở đây còn tích hợp cả kiểu M và D. Kiểu M cũng được sử dụng ở Israel cho các thiết bị công nghiệp nặng như máy điều hòa công nghiệp và một số loại máy giặt. Ở Anh, kiểu M vẫn còn khá phổ biến. Chúng được dùng cho các thiết bị sân khấu, mặc dù xu hướng đang chuyển sang các kiểu phích cắm công nghiệp CEE màu xanh và đỏ theo tiêu chuẩn quốc tế.   Kiểu N: Chỉ sử dụng chủ yếu ở Brazil. Đây là phích cắm chỉ sử dụng chủ yếu ở Brazil. Phích cắm bao gồm hai chấu cắm điện và một chấu nối đất. Kiểu N có hai biến thể: các chấu của biến thể 10 A có đường kính 4mm và chiều dài 19mm. Biến thể thứ hai có cường độ định mức 20A, được sử dụng cho các thiết bị công nghiệp. Các chấu của biến thể này có đường kính 4,8mm và chiều dài 19mm. Khoảng cách giữa dây và chấu trung hòa 19 mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất và đường thẳng tưởng tượng nối hai chấu cắm điện là 3mm. Ổ cắm điện kiểu N được thiết kế đặc biệt để có thể tương thích với các phích cắm kiểu C. Kiểu N trông rất giống với kiểu J tiêu chuẩn của Thụy Sĩ, nhưng hai kiểu này không tương thích với nhau do khoảng cách giữa chấu nối đất với chấu tiếp điện ngắn hơn. Kiểu N được phát triển cho hệ thống gia điện dụng quốc tế 230V và còn được gọi là IEC 60906-1. Từ năm 1986, Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế đã đề xuất lấy đây làm tiêu chuẩn chung cho toàn châu Âu. Tuy nhiên các nỗ lực để các quốc gia trong liên minh châu Âu chấp nhận nó đã bị trị hoãn trong những năm 1990. Brazil đã sử dụng đến 10 kiểu phích cắm và ổ cắm khác nhau bao gồm cả kiểu C. Để chấm dứt sự rối ren này, Hiệp hội tiêu chuẩn kỹ thuật Brazil quyết định đưa ra tiêu chuẩn IEC 60906-1. Năm 2001, tiêu chuẩn này đã được thông qua tại Brazil (được gọi là NBR 14136) và bắt đầu áp dụng vào năm 2007. Tuy nhiên, NBR 14136 không hoàn toàn giống với IEC 60906-1. Kiểu N của Brazil có đường kính chấu là 4 mm đối với phích 10 A và 4,8mm đối với phích 20 A trong khi IEC 60906-1 chỉ có một đường kính chấu duy nhất là 4,5mm cho định mức 16A. Nhờ có công nghệ đúc phun hiện đại, các phích cắm và ổ cắm kiểu N giờ đây rất nhỏ gọn, bền và an toàn hơn so với các hệ thống phích cắm/ổ cắm khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc Brazil không chuẩn hóa phích/ổ cắm theo một kiểu duy nhất vẫn mang lại một số rủi ro do Brazil không có một điện áp tiêu chuẩn. Nói cách khác, người dùng không biết được sự khác nhau giữa nguồn điện 220V và 127V mà Brazil đang sử dụng và nó có thể làm hỏng hóc các thiết bị điện.   Kiểu O: Hầu như chỉ được sử dụng tại Thái Lan. Kiểu O hầu như chỉ được sử dụng tại Thái Lan. Ổ/phích cắm kiểu O có cường độ định mức là 16A. Kiểu phích cắm này được thiết kế vào năm 2006 nhưng vẫn chưa được sử dụng phổ biến vào lúc thời điểm bấy giờ. Phích kiểu O có hai chấu cắm điện và một chấu nối đất có đường kính 4,8mm. Các chấu cắm điện có chiều dài 19mm, cách nhau 19mm và được phủ lớp cách điện 10mm. Chấu nối đất có chiều dài 21.4mm và cách 2 chấu còn lại 11,9mm. Khoảng cách trên tương tự như đối với phích cắm kiểu B và không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Phiên bản ổ cắm lai được thiết kế để có thể tương thích với các kiểu phích cắm A, B, C và O. Trong tương lai, khả năng thích ứng với phích cắm của Mỹ dự kiến sẽ được loại bỏ do lưới điện ở Thái Lan đã sử dụng điện 230 V. Mặc dù phích cắm kiểu O khá giống với phích cắm kiểu H của Israel hoặc kiểu K của Đan Mạch, nhưng chúng không thể sử dụng được với ổ cắm kiểu O.        

Xem chi tiết